Nhận biết dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh giang mai giai đoạn 2

0
72

Bệnh giang mai phát triển sang giai đoạn 2 sau khi săng giang mai xuất hiện khoảng 4 – 10 tuần, chúng thường kéo dài từ 1.5 – 3 năm. Việc nhận biết các thương tổn này diễn ra như thế nào sẽ là cách giúp bệnh nhân sớm phát hiện và có được cách điều trị kịp thời khi bệnh diễn ra.

Nhận biết dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2

Giang mai là một trong những bệnh lý phổ biến truyền qua đường tình dục và có mức độ nguy hiểm cao đe doạ đến tính mạng, gây nên bởi tác nhân chính là xoắn khuẩn giang mai – Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể người.

Trải qua 21 ngày tiếp xúc với tác nhân xoắn khuẩn, những vùng như bìu bẹn, môi lớn – bé, dương vật, lưỡi, môi… sẽ hình thành nên các vét đặc trưng – hay còn gọi là săng giang mai. Những thương tổn này không gây ngứa hay đau gì, chúng sẽ có màu đỏ tươi và thường biến mất sau 3 – 6 tuần. Nhưng khi chúng biến mất thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2 và kéo dài trong khoảng 3 năm.

Dưới đây là diễn biến của bệnh giang mai giai đoạn 2, bao gồm:

  • Các vết ban hồng xuất hiện (đào ban), chúng không gây ngứa và mang tính đối xứng nằm tại tứ chi;
  • Vết hồng ban thường không nằm trên bề mặt da, không bong vảy hay ngứa, khi ấn sẽ mất đi nhưng khi thả ra thì chúng sẽ quay trở lại;
  • Sau này, đào ban sẽ phát triển từ các chi sang hai bên sườn, bụng và ngực;
  • Thời gian kéo dài của các hồng ban sẽ diễn ra trong khoảng 1 – 2 tuần, sau đó nhạt dần màu rồi biến mất;
  • Ngoài ra, bệnh có thể làm cho da, niêm mạc nổi lên các sẩn, các vết loét, các mụn nước… với kích thước khác nhau, dễ chảy nước và trợt khi có ma sát;
  • Những nơi như vùng kín sẽ có xu hướng ẩm thường xuyên và có ban phẳng hoặc nổi mụn cóc;
  • Một số trường hợp hiếm, ở da sẽ xuất hiện sẩn mủ với biểu hiện như viêm da có mủ; 
  • Một số ít khác có thể gặp các triệu chứng nặng như viêm thận, viêm màng bồ đào, viêm gan, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh thị giác và viêm giác mạc kẽ.
  • Ngoài các triệu chứng về da và trên niêm mạc, nhiều người còn có biểu hiện mệt, sốt, nhức đầu, đau họng, sụt cân, nổi hạch…

Trải qua các triệu chứng toàn thân, thường biểu hiện giai đoạn 2 của bệnh sẽ biến mất sau khoảng 3 – 6 tuần. Tuy nhiên, thời điểm phát sinh và biểu hiện có thể khác nhau ở mỗi người tuỳ vào cơ địa.

Chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai giai đoạn 2 như thế nào

Theo các chuyên gia, tỷ lệ chữa khỏi cao nhất khi mắc bệnh giang mai ở giai đoạn đầu. khi chuyển biến sang giai đoạn 2 cũng chữa khỏi nhưng thường sẽ thấp hơn.

Tuy nhiên, nếu triển khai điều trị sớm khi mới bước vào giai đoạn 2 (khi mới nổi đào ban, sẩn nước) thì bệnh nhận hoàn toàn có thể dứt điểm. Đối với trường hợp phát triển ra toàn thân (viêm màng bồ đào, viêm màng khớp, viêm thận, gan…) sẽ khó khăn hơn.

Hơn nữa, so với giai đoạn 1, 3 và giai đoạn tiềm ẩn thì giai đoạn 2 thường có nguy cơ phát tán bệnh cao nhất, vì thế cần phải hết sức lưu ý để tránh lây bệnh cho người lành xung quanh.

Để chẩn đoán giai đoạn, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm sau:

Kiểm tra dịch từ vết ban hoặc sẩn nhằm tìm kiếm sự tồn tại của xoắn khuẩn;

Xét nghiệm kháng thể bởi khi nhiễm phải, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể nhằm ức chế tác nhân gây hại;

Thực hiện sàng lọc giúp bác sĩ xác định giai đoạn bệnh;

Về phương pháp điều trị, hầu hết là áp dụng kháng sinh. Nhưng so với giai đoạn đầu, dùng thuốc ở thời kỳ này cần phải hết sức thận trọng mới đem đến hiệu quả điều trị tốt nhất.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh Penicillin G dạng tiêm với tiên lượng khá cao, đối với trường hợp mẫn cảm với nhóm kháng sinh này có thể được thay thế bằng Tetracycline, Doxycycline hay Erythromycin.

Song song đó, các lưu ý trong chế độ chăm sóc cũng quan trọng không kém. Việc tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp đều có khả năng lây nhiễm bệnh cho các cá thể khác. Bởi vì lý do đó mà việc điều trị cần phải hết sức cẩn thận để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Thế nên, bên cạnh việc áp dụng đúng các chỉ định trong điều trị, người bệnh cũng cần tuân thủ một số lưu ý trong việc kiêng quan hệ, điều trị nội trú và chăm sóc đúng cách giúp bệnh có được tín hiệu thuyên giảm tích cực.

Tùy theo tình trạng bệnh và khả năng tiếp nhận, điều chỉnh cho phù hợp. Để hiểu chi tiết, độc giả thường liên hệ theo Bác sĩ sau:

ĐA KHOA SÀI GÒN

Địa chỉ: 200-204 Tô Hiến Thành, P. 15 Q.10 HCM

Website: https://namkhoa.co‍

Facebook: Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn

Messenger: https://m.me/phongkhamdakhoasaigon.247

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here